Khi lắp mạng FPT chắc chắn các bạn đều được nhân viên tư vấn là gói cước này tốc độ băng thông 80Mbps hay gói cước kia băng thông 100Mbps tốc độ cao hơn. Vậy để kiểm tra xem tốc độ có đúng như gói cước hay không thông thường speedtest được mọi sử dụng để kiểm tra tốc độ mạng nhiều nhất.
Vậy Speedtest là gì và cách sử dụng ra làm sao hãy cùng blogfpt.vn tìm hiểu nhé
Speedtest là gì? Lợi ích khi kiểm tra tốc độ mạng qua Speedtest
Speedtest là một phần mềm giúp chúng ta kiểm tra tốc độ kết nối Internet miễn phí với thao tác đơn giản, ai cũng có thể sử dụng, bảo mật thông tin người dùng cao và đáng tin cậy. Dễ dàng theo dõi lịch sử các kết quả kiểm tra tốc độ mạng.
Lợi ích khi kiểm tra tốc độ mạng qua Speedtest
- Thao tác thực hiện đo đơn giản, nhanh chóng.
- Sử dụng kết quả đo để phục vụ việc sửa chữa.
- Có danh sách các kết quả đo trước.
- Kiểm tra xem tốc độ có đúng như gói cước mình đăng ký hay không?.
Băng thông, cũng như gói cước các nhà mạng đang cung cấp đến khách hàng.
Các gói cước & băng thông mạng FPT
Gói cước | Tốc độ băng thông |
Super30 | 30 Mbps |
Super80 | 80 Mbps |
Super100 | 100 Mbps |
Super150 | 150 Mbps |
Super200 | 200 Mbps |
Super250 | 250 Mbps |
Super400 | 400 Mbps |
Super500 | 500 Mbps |
Các gói cước & băng thông mạng Viettel.
Gói cước | Tốc độ băng thông |
Net 1 Plus | 30 Mbps |
Net 2 Plus | 80 Mbps |
Net 3 Plus | 110 Mbps |
Net 4 Plus | 140 Mbps |
Super Net 1 | 100 Mbps |
Super Net 2 | 120 Mbps |
Super Net 3 | 200 Mbps |
Super Net 4 | 250 Mbps |
Các gói cước và băng thông mạng VNPT
Các gói cước | Tốc độ băng thông |
Home 1 | 40 Mbps |
Home 2 | 80 Mbps |
Home 1 Super | 100 Mbps |
Home 2 Super | 150 Mbps |
Home 3 Super | 200 Mbps |
Home Net | 300 Mbps |
Trên đây là toàn bộ các gói cước và băng thông của các nhà mạng đang cung cấp tới nhiều sử dụng dịch vụ để các bạn có thể đối chiếu xem mình đang dùng gói cước với tốc độ truy cập mạng như vậy đã đúng với gói cước mình đăng ký chưa nhé.
Các yếu tố ảnh hưởng tới kiểm tra tốc độ mạng bằng Speed test
Speed test đo tốc độ giữa thiết bị của bạn và một máy chủ thử nghiệm, sử dụng kết nối Internet của thiết bị. Do đó, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc kiểm tra tốc độ bằng Speed test như sau:
– Khả năng kết nối Wifi, LAN của các thiết bị rất khác nhau: có nghĩa là bạn sẽ nhận được kết quả Speed test trên các thiết bị khác nhau mặc dù các thiết bị đó dùng chung một mạng Wifi hoặc LAN.
– Máy chủ Speed test có thể hoạt động khác nhau: Các bạn sẽ nhận được tốc độ nhanh hơn từ các máy chủ gần với bạn hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên thử nghiệm với nhiều máy chủ khác nhau để có bức tranh đầy đủ nhất về tốc độ mạng của bạn.
– Các trình duyệt (Chrome, Coccoc, Firefox, …) có khả năng khác nhau và có thể cung cấp các kết quả khác nhau, đặc biệt là trên các kết nối tốc độ cao.
Các thông số mạng quan trọng
Chỉ số Ping
– Ping được hiểu là độ trễ mạng, đó là quãng thời gian cần để một gói dữ liệu đi từ nơi người gửi đến nơi người nhận và quay trở lại vị trí ban đầu và không được vượt quá 150 ms. Hiện nay, đối với đường truyền cáp quang thì chỉ số Ping của các nhà mạng tại Việt Nam dao động từ 1-5ms.
– Ping còn được hiểu là công cụ dùng để kiểm tra tốc độ mạng với những người sử dụng internet. Nếu Ping càng cao thì tốc độ mạng không tốt, mạng hay bị giật, lag, … và ngược lại.
Chỉ số Download
Tốc độ download là chỉ số quan trọng nhất. Nó cho thấy dữ liệu tải xuống máy bạn nhanh đến mức nào, được tính theo đơn vị megabits trên giây (Mbps).
Việc kiểm tra chỉ số Download: sẽ tải về nhiều khối dữ liệu, trong quá trình đó sẽ tiến hành điều chỉnh kích cỡ các khối dữ liệu đó và số lượng kết nối đến máy chủ để đạt được tốc độ tối đa, đảm bảo mạng nhà bạn hoạt động ở tốc độ nhanh nhất. Lúc này, để đánh giá các kết quả thu được, bạn cần biết tốc độ của gói dịch vụ mà bạn đã đăng ký, sau đó so sánh các chỉ số với nhau.
Chỉ số Upload
Bên cạnh tốc độ download, kiểm tra tốc độ mạng còn đo tốc độ upload. Chỉ số này cho thấy bạn có thể đưa dữ liệu lên mạng nhanh đến mức nào.
Kiểm tra chỉ số upload: cũng diễn ra tương tự như bài kiểm tra tốc độ download, chỉ khác là diễn ra theo chiều ngược lại. Trình duyệt của bạn sẽ upload nhiều khối dữ liệu, trong quá trình đó điều chỉnh kích cỡ của chúng để đảm bảo sử dụng được trọn vẹn đường truyền nhà bạn.
Cách sử dụng phần mềm Speedtest để kiểm tra tốc độ các nhà mạng trên máy tính:
Hướng dẫn nhanh:
Truy cập vào Speedtest.net > Nhấp chuột vào GO > Xem kết quả ở mục PING, DOWNLOAD và UPLOAD.
Hướng dẫn cụ thể:
Bước 1: Truy cập vào website Speedtest.net trên máy tính khi muốn kiểm tra tốc độ mạng.
Bước 2: Nhấp chuột vào GO và chờ giây lát.

Bước 3: Xem và đánh giá kết quả:
- PING: tốc độ mạng truyền 1 gói tin (Càng thấp càng tốt)
- DOWNLOAD: tốc độ tải dữ liệu, đơn vị Mbps (Càng cao càng tốt)
- UPLOAD: tốc độ tải lên dữ liệu, đơn vị Mbps (Càng cao càng tốt)
Xem thêm:
Trong kết quả cũng bao gồm vị trí mạng, tên nhà mạng.

Cách sử dụng Speedtest để kiểm tra tốc độ các nhà mạng trên điện thoại
Hướng dẫn nhanh:
Tìm kiếm ứng dụng Speedtest trên CH Play (Android)/ App Store (IOS) > Nhấn Cài đặt (Android)/ Nhận (IOS) > Mở Speedtest > Nhấn Go để bắt đầu > Xem kết quả ở mục PING, DOWNLOAD, UPLOAD, Jitter and Loss.
- Tải Speedtest trên CH Play: https://play.google.com/store/apps/details?id=org.zwanoo.android.speedtest&hl=vi&gl=US
- Tải Speedtest trên Appstore: https://apps.apple.com/us/app/speedtest-by-ookla/id300704847
Hướng dẫn cụ thể:
Bước 1: Tìm kiếm ứng dụng Speedtest trên CH Play đối với hệ điều hành Android hoặc App Store đối với hệ điều hành IOS.
Bước 2: Nhấn Cài đặt đối với hệ điều hành Android hoặc Nhận đối với hệ điều

Bước 3: Sau khi tải hoàn tất, nhấn vào biểu tượng Speedtest ngoài màn hình

Bước 4: Khi vào ứng dụng, nhấn Tiếp tục (Next), cho phép quyền truy cập.
Bước 5: Tại giao diện chính nhấn Go để bắt đầu.
Bước 6: Xem và đánh giá kết quả:

- PING: tốc độ mạng truyền 1 gói tin (Càng thấp càng tốt)
- DOWNLOAD: tốc độ tải dữ liệu, đơn vị Mbps (Càng cao càng tốt)
- UPLOAD: tốc độ tải lên dữ liệu, đơn vị Mbps (Càng cao càng tốt)
- Jitter and Loss (Loss): Độ trễ bất thường (Càng thấp càng tốt)
Những lưu ý khi kiểm tra tốc độ mạng:
- Nền tảng khác nhau như máy tính, laptop, điện thoại, … sẽ cho ra kết quả tốc độ mạng khác nhau. Thêm vào đó sự khác biệt cũng thể hiện ở khả năng kết nối của mỗi thiết bị.
- Hệ thống máy chủ của Speedtest là khác nhau nên đôi khi kết quả đo sẽ bị ảnh hưởng bởi khoảng cách giữa mạng cần đo và các máy chủ.
- Kết quả đo sẽ bị ảnh hưởng bởi trình duyệt bạn đang dùng như Chrome, Opera, Firefox, …
- Tắt các ứng dụng đang chạy để tăng độ chính xác kết quả đo.
- Ở phần kết quả đo, chúng ta sẽ thấy 2 biểu đồ đường xanh và tím đại diện cho tốc độ tải lên và xuống. Nếu chúng bằng phẳng thì mạng được đo có tính ổn định cao và ngược lại.
Tại sao kết quả kiểm tra tốc độ mạng trên máy tính và điện thoại lại khác nhau?
Mặc dù máy tính và điện thoại của bạn cùng sử dụng chung một mạng Wifi nhưng khi kiểm tra thì tốc độ mạng lại khác nhau. Có nhiều nguyên nhân, nhưng có 3 nguyên dân chính sau:
– Khả năng kết nối Wifi của máy tính và điện thoại hoàn toàn khác nhau, thông thường thì máy tính có khả năng kết nối Wifi của máy tính là tốt hơn điện thoại.
– Hai thiết bị không cùng một kết nối: nghĩa là một thiết bị dùng Wifi, một thiết bị dùng mạng LAN, hai kết nối nay có tốc độ mạng khác nhau.
– Máy chủ Speedtest khi kiểm tra tốc độ mạng trên điện thoại và máy tính là khác nhau, máy chủ nào gần bạn hơn thì tốc độ mạng khi kiểm tra là nhanh hơn.
Bạn nên làm gì sau khi kiểm tra tốc độ mạng
Nếu sau khi kiểm tra tốc độ mạng bị chậm, không đúng với tốc độ mạng mà bạn đã đăng ký với nhà mạng, thi các bạn nên làm theo các bước sau:
– Kiểm tra bạn đang có đang tiến hành Download hay Upload gì không? Những việc đó có thể làm hạn chế hoặc tắc nghẽn băng thông đường truyền.
– Sau khi kiểm tra, nếu kết quả vẫn chậm thì bạn nên khởi động lại: Điện thoại hoặc máy tính, modem và Router. Sau đó, đảm bảo Router của bạn không có bất kỳ tính năng Chất lượng dịch vụ (QoS) nào được bật.
– Nếu vẫn chưa khắc phục được sự cố, bạn nên liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ Internet để được giúp đỡ.
Trên đây là bài viết hướng dẫn bạn cách dùng phần mềm Speedtest để đo tốc độ mạng nhanh và đơn giản trên máy tính và thiết bị di động. Mong rằng bài viết sẽ có ích với bạn. Chúc các bạn thành công!